Chăm Sóc Trị Liệu Dưỡng Sinh bằng KIỆN KHANG THẦN CỨU

Công dụng của Phương pháp trị liệu bằng KIỆN KHANG THẦN CỨU (ngải cứu dưỡng sinh)

Hỗ trợ Chữa các trị liệu đau lưng, vai gáy, giảm đau đầu mệt mỏi,… Không chỉ có vậy, ngải cưu còn là một nguyên liệu để chị em có được làn da trắng mịn và giữ gìn vóc dáng thon gọn.

Từ những trường hợp đau nhức xương khớp ở người già cho đến những bệnh hay mắc phải trong mùa đông như cảm cúm, ho, méo miệng… đều có thể dùng cây lăn ngải cứu để điều trị.

Điếu ngải khi làm nóng thì mang tính nóng ấm cao (thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thông mạnh, gây ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ.

Cách dùng Cây lăn hơ ngải cứu bằng đồng

– Đốt cháy đầu điếu ngải
– Nhét điếu ngải vào ống giữ ngải rồi đưa vào trong thân ống lớn.
– Khi ngải cháy hết, chỉ cần ấn phía đuôi ống để đẩy ngải lên.

Có thể nhét một lát gừng vào bầu hơ ngải để tăng thêm hiệu quả. Mở nắp bầu hơ ngải bằng cây lục giác đi kèm.
Khi cần vệ sinh ống hơ ngải cũng làm tương tự.

1. Ngải cứu – “thần dược” giúp chữa trị đau nhức xương khớp

Điều trị đau khớp vai bằng lăn hơ ngải cứu đang chiếm được lòng tin của người bệnh nhờ vào ưu điểm vượt trội so với các phương pháp khác. Với vị đắng, mùi thơm, tính ấm, ngải cứu có công dụng tuyệt vời trong việc điều hòa khí huyết, giảm đau nhức, thông kinh mạch.
Chính vì thế, bạn hoàn toàn yên tâm về tính hiệu quả và không gây bất cứ tác dụng phụ nào khác của phương pháp này.
Cây lăn ngải đồng sẽ tác dụng tích cực lên vùng đau nhức, thông qua sự kích thích lực vừa đủ vào các huyệt sinh đạo dưới da, giúp làm tan lượng độc tố tích tụ, đẩy nhanh quá trình trao đổi tuần hoàn máu dưới da, giúp loại bỏ các vùng căng cứng gây đau nhức ngay tức thời.

2. Hơ ngải cứu giúp trị nghẹt mũi hiệu quả

Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, công dụng tuyệt vời trong việc điều hòa khí huyết, giảm đau nhức, thông kinh mạch. Đặc biệt, khi bị viêm xoang nhức mũi, bạn chỉ cần sử dụng lá ngải cứu rang nóng, sau đó cuốn ngải cứu thành cuộn nhỏ rồi hơ lên đoạn giữa trán và rê đi rê lại xuống phần giữa hai lông mày. Việc này lặp đi lặp lại khoảng 6 – 7 lần sẽ hết.

3. Giảm béo, thon gọn cơ thể

Nếu sử dụng nhiệt lượng lớn, hơi nóng từ ống đồng sẽ toát ra giúp làm nóng các vùng mỡ và giảm béo rất hiệu quả. Đây là dụng cụ rất thích hợp để giảm mỡ vòng eo, vùng đùi, vùng mông nhanh chóng, đơn giản, không tốn kém mà tuyệt đối an toàn.
Chỉ cần đốt điếu ngải rồi cho vào trong gậy đồng, ấn nhẹ phần đuôi cây lăn để đưa cây nhang vào đúng vị trí, đợi (1 – 2 phút) khói và nhiệt tỏa đều ra, rồi rà trên vùng da cần giảm đau nhức, cách 1-2 cm tìm điểm sinh huyệt. Rà với tốc độ vừa phải, khi qua vùng da thấy nóng rát như bỏng thì nhấc lên (làm đi làm lại 2-5 lần). Điếu ngải luôn để hơi chếch ngay mặt da, dùng ngón tay út làm điểm tựa tỳ trên mặt da tạo khoảng cách cố định. Có thể bôi một lớp kem tan mỡ mỏng trước để tăng hiệu quả.

Tham khảo thêm về “Cứu”

Cụm từ “châm cứu” là từ ghép gồm “châm” và “cứu”. “Cứu” đôi khi còn tốt hơn phương pháp châm bằng kim.
Cứu (phương pháp đốt cứu = đốt ngải cứu) là cách dẫn truyền sức nóng vào các huyệt đạo hoặc các vùng nhất định của cơ thể con người.

Vật liệu sử dụng chủ yếu là bột ngải cứu được nén ép thành dạng điếu (điếu ngải cứu) hoặc các viên hình chóp hoặc hình trụ (mồi ngải cứu).

(bột ngải cứu có thể pha thêm một số dược liệu khác như xạ hương, quế…)

Tác dụng của Phương pháp đốt cứu?

Điếu ngải sau khi được đốt cháy sẽ dùng hơ ấm lên cơ thể tại các huyệt đạo giúp tạo cảm giác thoải mái, hiệu quả trong điều trị. Bột ngải được đốt cháy sẽ tỏa ra mùi thơm đặc trưng.

Sức nóng: sử dụng sức nóng (nhiệt trị liệu). Hơi nóng sẽ gia tăng gấp bội nếu tác động tại một điểm chính xác rất nhỏ của cơ thể là huyệt đạo. Phương pháp này có đặc tính trị bệnh, làm dịu đau đối với nhiều chứng bệnh khác nhau..

Y học cổ truyền coi trọng cả hai phương pháp “châm” và “cứu”

“Châm” thường sử dụng trong điều trị bệnh thuộc thực (mới bị bệnh), bệnh thuộc nhiệt (nóng);
“Cứu” thường sử dụng trong bệnh lý thuộc hư (bệnh đã lâu), bệnh thuộc hàn (lạnh).
Với thuyết âm dương, nếu gọi châm là dương thì cứu là âm, cho nên cứu chiếm một nửa trong việc trị bệnh.

Từ xa xưa, việc đốt cứu đã phát triển mạnh tại các nước châu Á như: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn quốc. 

Các cách cứu bằng điếu ngải:

Cứu điếu ngải để yên (cứu ấm): đốt đầu điếu ngải, hơ trên huyệt, cách da độ 2cm. Khi người bệnh thấy nóng thì cách xa dần đến mức thấy ấm. Khi vùng da được cứu hồng lên (thường 1 – 3 phút cho 1 huyệt và khoảng 15 -20 phút cho 1 lần điều trị). Khi cứu, bác sỹ nên đặt ngón tay út lên da làm điểm tựa để giữ khoảng cách đầu điếu ngải với da. (dùng cho mọi chỉ định của cứu).

Cứu xoay tròn: đặt diếu ngải cách da 2cm khoảng đủ thấy nóng ấm, rồi từ từ di chuyển đầu điếu ngải theo vòng tròn, từ hẹp tới rộng. Khi người bệnh cảm thấy nóng đều vùng cần cứu là được. Thời gian khoảng 20 phút/ lần. (thường dùng chữa các bệnh ngoài da).

Cứu điếu ngải lên xuống (cứu mổ cò): đưa đầu điếu ngải lại gần sát da (ở mức người bệnh có cảm giác nóng rát) rồi lại kéo điếu ngải xa ra, thực hiện nhiều lần. Thời gian khoảng 1-3 phút / huyệt và 20 phút / lần điều trị. (thường dùng cho chứng thực và trong chữa bệnh cho trẻ em).

Một số trường hợp không nên cứu:

– Không cứu lúc bệnh nhân sốt cao.

– Cẩn trọng với vùng mặt (vì có thể gây sẹo do phỏng), vùng bụng dưới hoặc tại vùng xương chậu của phụ nữ đang thai nghén. Một số huyệt đạo không nên sử dụng phương pháp này vì gần động mạch quan trọng, huyệt gần mắt, vùng dễ để lại sẹo do vùng da thường co giãn như kheo chân, khuỷu tay…

Tóm lại: Châm giải quyết các bệnh cấp tính, mới mắc, bệnh về nhiệt. Cứu thiên về bệnh lý đã lâu (hư), thiên về bệnh lý hàn (lạnh) hiệu.

Một số bệnh lý cứu rất hiệu quả
– Đau cột sống: Đốc du, A thị huyệt…
– Suy nhược thần kinh: Bách hội, Nội quan, Túc tam lý, Thần môn, Tâm du…
– Nấc cụt: Cách du, Nội quan…

Leave Comments

0935 368 599
0935368599